Làng Cua Đồng

Trang chủ > Thông tin dinh dưỡng

RAU RIẾP CÁ

Rau diếp cá [còn có tên là cây lá giấy, rau giắp cá, rau diếp tanh, ngư tinh thảo (TQ), râu trầu (H’Mông), chờ mờ mía (Dao), co vầy mèo (Thái)] mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm.
Cây diếp cá thuộc thảo, nhỏ, thân mọc đứng cao 20 – 40cm, sống lâu năm ưa chỗ ẩm, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn, phiến lá gần giống lá trầu không, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 6cm, khi vò có mùi tanh tanh, nhai chua chua.
Hoa nhỏ mầu vàng nhạt, mọc thành bông, bao bởi 4 lá bắc mầu trắng, hoa nở mùa hạ (tháng 5 - 8), qảu nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa quả: tháng 7 – 10.
Rau diếp cá được trồng khắp nơi làm rau ăn, ở vùng núi cao mát như Sâp (Lao cai), diếp cá mọc hoang dài hàng kilômet ven suối

Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ (6-10 g sắc uống hằng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống), viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa (dùng lá khô 20 g hoặc tươi 40 g, sắc nước uống hằng ngày), viêm thận, phù thũng, kiết lỵ (dùng 50 g tươi sắc uống), tiểu buốt, tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi, lá mã đề rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, gạn nước uống).

Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Liều dùng 30-50 g rau tươi, có thể ăn sống, xay nát uống hoặc giã đắp ngoài da.

Cũng theo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làm chắc thành mao mạch, chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể.

Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác dụng chống ôxy-hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống ôxy hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do \"cứng đầu\" nhất.

Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế nào ung thư máu.

Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinh niên và polyp, làm tăng tưới máu sau phẫu thuật. Chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến vú.
Về trang trước Tạo trang in

Các tin khác: