Làng Cua Đồng

Trang chủ >

Dinh dưỡng trong điều trị tiểu đường

Dinh dưỡng trong điều trị tiểu đường

  

Ngày nay, cùng với mức sống được nâng cao thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Bệnh không chỉ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người mắc mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ.

Theo thống kê của tổ chức đái tháo đường thế giới, cứ mỗi 24h, trên thế giới có: 3.600 trường hợp mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong liên quan đến biến chứng đái tháo đường, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù lòa.

Để hạn chế các nguy cơ biến chứng, người bệnh cần kiểm soát một cách chủ động và chặt chẽ đường huyết 24 giờ hàng ngày.

Nhằm ổn định đường huyết 24h ngoài việc tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị, dùng thuốc, thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát ổn định đường huyết trong ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế là hơn 73% người điều trị tiểu đường ở Việt Nam không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

\"\"

Vậy thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho bệnh nhân tiểu đường?

Bệnh nhân cần có chế độ ăn cân đối bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và xơ… Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên chú ý đến thành phần các dinh dưỡng theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, cung cấp năng lượng từ những thành phần bột đường, đạm, chất béo được tính theo tỷ lệ như sau:

- Lượng bột đường (carbonhydrates): Từ 55% đến 60% tổng số năng lượng mỗi ngày. Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết hấp thụ như gạo không xay trắng quá, bánh cuốn, bún, mì ống… không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường cao như bánh mì, khoai tây luộc, bánh bột ngô nướng, bánh mì trắng, cốm gạo… hạn chế các loại đường hấp thu nhanh như đường mía, mật ong, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, mứt…

- Lượng chất đạm (protein): từ 15% đến 20% năng lượng của khẩu phần ăn. Nếu người bệnh có tổn thương thận thì phải giảm lượng đạm, tùy suy thận nặng hay nhẹ mà có thể dùng 0,6 đến 0,8g đạm cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ăn kết hợp đạm động vật (thịt, cá, trứng…) và đạm thực vật (đậu nành, các loại đậu khác, tảo, nấm…). Sữa là nguồn cung cấp chất đạm và canxi rất tốt cho cơ thể. Có thể dùng loại sữa chuyên biệt cho bệnh nhân như glucerna SR giúp kiểm soát tốt chỉ số HbA1c, kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát tốt mức lipid máu, cân đối vitamin, chất xơ.

- Chất béo (lipid); tỷ lệ chất béo không nên quá 20 đến 25% tổng số năng lượng mỗi ngày. Cần hạn chế các chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật. Các loại có nhiều cholesterol như các loại thịt màu đỏ, da gà, nội tạng động vật… nên hạn chế sử dụng. Nên sử dụng các chất béo tốt cho hệ tim mạch như các chất béo chưa bão hòa một nối đôi (MUFA), và nhiều nối đôi có trong dầu hướng dương, dầu olive, dầu cá, cá biển…

- Vitamin (vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, nhất là B6, B12, acid folic…) và các chất khoáng, các yếu tố vi lượng (magie, sắt, iod, kẽm…): là các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng và có vai trò quan trọng không hề thay thế trong các phản ứng chuyển hóa của cơ thể. Các thành phần này còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, làm giảm lượng cholesterol có hại, khắc phục tình trạng kháng insulin, tạo thuận lợi cho việc theo dõi và điều trị. Các loại này thường có trong rau xanh, quả tươi, các thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc viên multivitamin và khoáng chất.

- Chất xơ: Nên ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ có nhiều trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ… có tác dụng chống táo bón, giảm tăng glucose trong máu sau bữa ăn, và giảm cholesterol, trilycerid máu. Nên sử dụng chất xơ hòa tan FOS giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và chậm hấp thu glucose.

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính nên người bệnh cần phải có chế độ ăn hợp lý liên tục và lâu dài hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết từ đó có thể ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ biến chứng.

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm

Viện Dinh Dưỡng

(SKDS)

Về trang trước Tạo trang in

Các tin khác: